Người ăn phải nước mắm có chứa thạch tín tích tụ lâu dài trong cơ thể có thể gây ra ngộ độc, bệnh tật, ung thư thậm chí tử vong.
Kết quả khảo sát mẫu nước mắm được Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố chiều 17/10, 125/150 mẫu nước mắm đóng chai có ít nhất một trong 5 chỉ tiêu của nhóm hoá học được khảo sát không đạt so với tiêu chuẩn hoặc công bố trên nhãn hàng. Trong đó, hàm lượng
arsen còn gọi là thạch tín, ở phần lớn mẫu cao hơn nhiều so với quy định.
Theo quy định, hàm lượng arsen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l. Kết quả kiểm tra cho thấy 67% mẫu khảo sát (101/150 mẫu) có trên 1,0 mg và thậm chí 5 mg/l.
"Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, hàm lượng arsen càng tăng, cụ thể 95,65% số mẫu có độ đạm từ 40 đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng", báo cáo của VINASTAS cho biết.
Nếu nước mắm có chứa thạch tín thì chính nguồn nước, nguồn muối hay nguồn cá này đã nhiễm Arsen. (Ảnh minh họa. L.N).
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, nếu số liệu trên chính xác thì người tiêu dùng sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe khi tiêu thụ loại nước mắm này. Ngay từ thời xa xưa, người ta dùng thạch tín cho vào rượu hay nước để đầu độc. Chính vì vậy, thạch tín là chất cực độc, có thể giết chết một con người ngay tức khắc.
Arsen là kim loại không màu, không mùi, gây ngộ độc khét tiếng và có nhiều dạng thù hình. Arsen và các hợp chất của nó được sử dụng như thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu...
Ngộ độc arsen là các bệnh kinh niên do sử dụng nước uống có chứa arsen ở nồng độ cao trong một thời gian dài. Các hiệu ứng bao gồm sự thay đổi màu da, hình thành của các vết cứng trên da, ung thư da, ung thư phổi, thận và bàng quang.... cũng như có thể dẫn đến hoại tử. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mức giới hạn của arsen là 0,01 mg/L trong nước uống; hấp thụ một lượng lớn arsen trong thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc.
Con người có thể nhiễm thạch tín từ các nguồn nước sinh hoạt, thực phẩm ăn uống. Đối với
nước mắm có arsen, theo PGS Thịnh cần phải xem xét lại.
"Chế biến nước mắm bằng 3 nguyên liệu chính là nước, cá và muối. Nếu nước mắm có chứa thạch tín thì chính nguồn nước, nguồn muối hay nguồn cá này đã nhiễm Arsen", PGS Thịnh nói.
Ông Thịnh cho biết, nếu cá sống ở môi trường nước nhiễm thạch tín, arsen sẽ có trong cá, khi ủ cá sản xuất nước mắm thạch tín trong cá tiết ra nên nước mắm bị nhiễm.
Nguyên nhân cũng có thể do muối ở vùng biển nhiễm thạch tín. Tuy nhiên nếu như cá hay muối có chứa arsen thì không chỉ nước mắm mà rất nhiều thực phẩm khác sử dụng nguồn nguyên liệu này cũng có nguy cơ cao chứa thạch tín.
Viện Hàn lâm khoa học Mỹ cảnh báo, chất thạch tín trong nước uống, dù rất ít, cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Ở dạng hợp chất vô cơ, thạch tín rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao. Chỉ 0,06g thạch tín vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Với liều lượng gấp đôi, nó sẽ gây tử vong.
Chỉ 0,06g thạch tín vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Với liều lượng gấp đôi, nó sẽ gây tử vong.
Ngộ độc thạch tín có hai dạng: cấp tính và mạn tính.
Ngộ độc cấp tính: Có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.
Ngộ độc mãn tính: Dạng này xảy ra do tích lũy liều lượng nhỏ thạch tín trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày, viêm ruột, đau mắt, đi đứng không vững... Xét nghiệm có thạch tín trong nước tiểu, người gầy còm, kiệt sức rồi tử vong trong vài tháng hoặc vài năm.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết sẽ tiến hành kiểm tra xác minh kết quả khảo sát nước mắm trên và giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.Cách đây 5 phút
» Bình Luận «