Bạn có biết, lũ gián mà bạn sợ, chỉ chiếm khoảng 1% số lượng loài gián trên thế giới không?
Gián, loài động vật gớm ghiếc, hôi thối, sống dai hơn bất kì con vật nào, có thể trở thành cơn ác mộng đêm hè khi chúng "bật" cánh bay lòng vòng trước mặt bạn. Vâng, có rất nhiều "mỹ từ" để miêu tả loài gián. Tuy nhiên, nhắc đến gián, có phải bạn đều nghĩ đến cái con trong ảnh dưới?
Nhưng cái mà bạn đang thấy, chỉ là bề nổi của tảng băng trôi thôi. Gián chúng đa dạng lắm, gấp trăm lần cái thứ bạn hay thấy ấy chứ!
Chúng có mặt ở khắp mọi nơiChúng ta hãy bắt đầu với môi trường sống tự nhiên của gián.George Beccaloni, người quản lí nhóm côn trùng cánh thẳng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) cho biết:
"Chúng ta có thể tìm thấy gián ở tất cả các châu lục trừ châu Nam Cực, từ rừng mưa đến sa mạc."Gián xuất hiện nhiều nhất ở các vùng nhiệt đới và những nơi có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, chúng còn có thể sống sót được ở những môi trường khắc nghiệt khác. Ngay cả trên đỉnh núi Everest siêu cao, siêu lạnh, siêu khắc nghiệt cũng có một loài gián núi tên là Eupolyphaga everestiana sống đấy!
Đây là loài gián sống ở núi EverestChính vì sống ở nhiều môi trường sống khác nhau, nên chúng cũng có nhiều hình dáng và kích cỡ đa dạng để thích nghi với từng điều kiện nhất định.Loài gián nhỏ nhất được ghi nhận là loài gián kiến, sống trong tổ của kiến lá ở Bắc Mỹ. Chúng chỉ dài có vài mm. Ngược lại, loài gián Megaloblatta blaberoides lại dài tận 18cm (tính cả cánh). Loài gián to nhất được ghi nhận là loài gián hang khổng lồ từ Queensland, Úc. Chúng không có cánh, dài khoảng 8cm và nặng 30gr. Chúng sống chủ yếu ở trên cây dừa, nghe có vẻ đáng sợ, nhưng chúng chẳng gây hại gì cho con người bởi vì thức ăn chính của chúng là vỏ cây và lá khô.
Gián khổng lồ Queensland
Gián cũng là một bậc thầy về ngụy trangĐa số các loài gián có vai trò sinh học khá giống nhau, chúng ăn các chất hữu cơ, từ đó tạo ra các chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác. "
Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò trong hệ sinh thái của gián là cực kì quan trọng" – Beccaloni cho biết.Và trông ghê vậy thôi chứ đối với nhiều loài động vật khác - gồm cả con người, gián có thể là một loại "snack" khá được ưa chuộng. Để tránh điều này xảy ra, chúng phải tiến hóa để tránh sự truy lùng của các sinh vật khác.Gián chuối (Panchlora) có một lớp ngụy trang khá đơn giản: chúng có lớp vỏ xanh giúp chúng hòa lẫn vào các đám lá. Trong khi loài Perisphaerus lại có thể tự phòng thủ bằng một lớp vỏ cứng như loài tatu.
Bạn có biết, con này cũng là gián không?Loài Prosoplecta cũng tiến hóa với một màu đỏ và đen như bọ rùa.
"Để có được hình dạng tròn như bọ rùa, chúng cuộn tròn và giấu phần đuôi cánh lại, giống như một cây dù đang ôm lấy chúng vậy" – Beccaloni cho biết.
Con này cũng được gọi là gián nàyMột số loài gián còn có cơ chế tự vệ tân tiến hơn, như loài gián cánh cứng Thái Bình Dương, chúng có thể phun hơi độc vào kẻ thù. Còn loài gián huýt gió Madagascar, đúng như tên gọi, chúng rít lên những tiếng khó chịu để làm cho kẻ thù bị phân tán.
Gián - bà mẹ nghìn con của thế giới côn trùngNếu xét về tính sáng tạo trong việc duy trì nòi giống, gián sẽ được coi là một chuyên gia. "Nếu xét về tập tính sinh sản, thì gián có thể được coi là nhóm loài đa dạng nhất trong tất cả các loài côn trùng"[/i] – Beccaloni cho biết.Một số loài gián có cách sinh sản khá kì lạ. Con cái tạo ra bản sao hoàn hảo của mình mà không cần một con đực hay bất kì sự giao phối nào. Trong một số trường hợp nhất định, con cái có thể linh hoạt giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Hình ảnh của loài gián cánh cứng Thái Bình Dương
Tuy nhiên phần lớn các loài gián đều sản sinh ra một túi trứng. Một số loài thì đơn giản là... đẻ xong để đó, sống chết mặc bay, trong khi một số loài khác ấp trứng rất có tâm bằng cách gắn cái túi đó ngay trong cơ thể, để con non có thể ra đời an toàn.
Loài gián cánh cứng Thái Bình Dương là loài áp dụng cách thứ hai. Gián cái nuôi dưỡng trứng bằng một dịch tiết dạng sữa. Mà bạn chắc cũng từng nghe, sữa gián là loại thức uống giàu năng lượng và protein nhất từng được phát hiện. "Tập tính này rất giống với thú có vú" – Beccaloni nói.
Gián Thorax porcellana đang nuôi con
Trong một số trường hợp đặc biệt, gián thậm chí còn nuôi con sau khi trứng nở nữa. Ví dụ như loài Thorax porcellana, gián mẹ mang gián con bên mình.
Nghe có vẻ dễ thương đấy, cho đến khi bạn biết rằng ấu trùng gián con sẽ sử dụng hàm trên sắc nhọn để... cắn xé và sống bằng máu mẹ của mình.
Giải mã tin đồn: Gián là loài sống sót duy nhất nếu thảm họa hạt nhân xảy raCòn một tin đồn khá thú vị về gián, giả sử mà có thảm họa hạt nhân xảy ra, gián sẽ là loài sống sót duy nhất trên thế giới này. Tuy nhiên, bạn lại lầm nữa rồi. Con người chịu được liều phóng xạ khoảng 10 Grays, gián thì có thể chịu gấp 5 lần như thế và các loài côn trùng khác có thể chịu gấp 10 lần gián cơ. Do đó, gián cũng thường thôi, không sống dai như bạn nghĩ đâu.Nguồn: BBCCách đây 11 phút
» Bình Luận «